A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền phòng chống bệnh giun lây truyền qua đất

Trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh do giun và hàng năm có khoảng 1 - 2 triệu người chết có liên quan đến các bệnh do giun. Trong số mắc và chết đó hầu hết là trẻ em từ 5 - 14 tuổi, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với tập quán ăn, uống, sinh hoạt chưa bảo đảm vệ sinh, rất thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh về giun sán.

Để hiểu rõ hơn về tác hại của các loại giun lây truyền qua đất chúng ta sẽ tìm hiểu them qua một số thông tin cơ bản sau:

  1. Nguồn bệnh và đường lây:

* Nguồn bệnh: Là người bị nhiễm giun

- Giun tròn đường ruột sinh sản theo đơn giới (có giun đực và giun cái riêng) sau khi đẻ, trứng giun được đào thải theo phân vật chủ ra ngoài. ở điều kiện thuận lợi, trứng giun phát triển thành trứng có ấu trùng đối với giun đũa, giun tóc, hoặc ấu trùng  với giun móc. ở giai đoạn này chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể từ vài tuần đến hàng tháng.

* Đường lây:

- Trứng có ấu trùng hoặc ấu trùng xâm nhập vào cơ thể theo 2 đường chính là qua miệng và qua da. Khi vào cơ thể chúng đi chu du khắp cơ thể rồi phát triển thành giun trưởng thành sống ký sinh ở ruột non, ruột già. Thời gian phát triển từ trứng đến giun trưởng thành là:

+ Giun đũa:   70  -  85 ngày.  Sống ở trong người được từ 12 - 18 tháng.

+ Giun tóc:    90  - 105 ngày. Sống ở trong người được từ  5 - 6 năm.

+ Giun móc:  20  -  40 ngày.  Sống ở trong người được từ  5  - 15 năm.2. Tác hại của các bệnh giun sán lây truyền qua đất.

* ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng: Ăn kém, mất các chất dinh dưỡng, giảm hấp thu, gây ra chậm lớn, chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần, đặc biệt là trẻ em. Theo tính toán của bộ môn ký sinh trùng trường Đại học y khoa Hà Nội thì hàng năm bị tổn hại do giun như: Giun đũa tiêu thụ: 28.616 tấn gạo, 31,8 tấn thịt. Số máu bị mất do giun móc là: 27.798.400 lít, số máu bị mất do giun tóc là: 1.461.460 lít.

* Gây thiếu máu: Do nhiễm giun tóc, giun móc, có những trường hợp nhiễm giun móc quá cao, hồng cầu chỉ còn hơn 1 triệu cái /mm3 máu(Bình thường là 3,8 - 4,2 triệu)

* Gây nên các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm đến tính mạng như:

Giun chui ống mật, tắc ruột, tắc tuỵ, viêm ruột, viêm tuỵ, các biến chứng nhiễm trùng, biến chứng mắt, não.

3 - Một số  nguyên nhân và yếu tố thuận lợi đối với các bệnh giun sán lây truyền qua đất.

*  Do tình trạng vệ sinh môi trường yếu kém:

- Không có nhà tiêu hợp vệ sinh. Sử dụng nhà tiêu không đúng  cách.

- Vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ bẩn.

- Rác không được thu gom và xử lý

- Chuồng trại gia súc không hợp vệ sinh, nhiều ruồi nhặng.

*  Do thói quen, tập quán không hợp vệ sinh.

- Không có thói quen rửa tay trước khi tiếp xúc với thức ăn và sau khi đi ngoài.

- Sử dụng phân tươi để canh tác rau màu.

- Ăn thức ăn chưa được nấu chín (gỏi cá, tái), uống nước lã.

- Thói quen đi chân đất cũng rất dễ mắc bệnh giun móc.

*  Khí hậu nóng, ẩm quanh năm.

- Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun, làm lây lan bệnh.

* Điều kiện kinh tế, dân trí thấp và nghề nghiệp:

Điều kiện sống thấp, kinh tế kém phát triển, trình độ văn hoá thấp cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Yếu tố nghề nghiệp cũng liên quan đến sự phát triển của bệnh: Nông dân, công nhân khai thác mỏ dễ nhiễm bệnh hơn các nghề nghiệp khác.

     4 - Các biện pháp phòng chống bệnh giun sán trong trường học.

* Tổ chức tẩy giun hàng loạt định kỳ cho học sinh

- Nên tiến hành tẩy giun định kỳ cho toàn bộ học sinh từ 2-3 lần/ năm tuỳ theo tỷ lệ và cường độ nhiễm giun.

* Cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường.

- Xây dựng, cải tạo nhà tiêu hợp vệ sinh trong trường học và tại các hộ gia đình.

- Cung cấp đủ nước sạch, nhất là đối với những trường học bán trú để học sinh rửa tay trước khi ăn, sau khi đi ngoài, chơi đùa...

- Thường xuyên giữ vệ sinh trường lớp, nhà cửa sạch sẽ.

* Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong nhà trường và cộng đồng.

- Giới thiệu kiến thức về bệnh giun sán cho học sinh dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: tranh vẽ, trò chơi, đóng kịch, hội thi...

- Thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh của nhà trường về phòng chống bệnh giun sán.

- Phát động và duy trì các phong trào tổng vệ sinh trong trường học.

- Tuyên truyền vận động nhân dân bỏ thói quen dùng phân tươi để canh tác.

- Diệt trừ các vật trung gian truyền bệnh như: Ruồi, nhặng, gián, chuột.

- Hướng dẫn vận động nhân dân sử dụng và bảo quản nhà tiêu đúng cách.

- Chú ý vai trò tuyên truyền của học sinh (mỗi học sinh sẽ là một tuyên truyền viên tích cực tới các thành viên trong gia đình và cộng đồng).

* Khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới: Lứa tuổi tiểu học mỗi năm nên tẩy giun 2 lần, thuốc tốt nhất là Mebendazonle 500mg. 

                                                                Xin cảm ơn !

 


Tác giả: Ngô Thị Huyền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 18
Hôm qua : 38
Tháng 04 : 286
Năm 2024 : 1.857
Saturday, 20/04/2024 - 14:30|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Tiểu học Thuận Thành